Mô tả
Ngữ cảnh, kịch bản và tự động hóa nhà thông minh là gì?
Ngữ cảnh, kịch bản và tự động hóa nhà thông minh (Scene, Sript, Automation) là những thành phần quan trọng nhất của nhà thông minh, nó quy định khả năng của một ngôi nhà thông minh có thể làm được gì. Trong thực tế hầu hết các giải pháp nhà thông minh luôn cho phép bạn điều khiển các thiết bị trong nhà theo ý muốn trên điện thoại, tuy nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ của nhà thông minh.
Chúng tôi làm cho việc điều khiển thiết bị đơn giản hơn bằng cách cài đặt các chương trình tự động hóa để ngôi nhà điều khiển thiết bị theo ý muốn của bạn, bạn không phải tự thực hiện việc đó, nhà thông minh hỗ trợ làm thay cho bạn, không phải là bạn phải làm việc thay cho nó. Đây là lúc bắt đầu của các ngữ cảnh, kịch bản và tự động hóa nhà thông minh.
Ngữ cảnh, kịch bản và tự động hóa nhà thông minh được tạo ra như thế nào?
Ngữ cảnh, kịch bản và tự động hóa nhà thông minh có rất nhiều loại, từ đơn giản đến rất phức tạp. Một hệ thống có khả năng hỗ trợ những kịch bản càng phức tạp thì hệ thống đó càng “thông minh”. Giải pháp Bluetech Home Automation tích hợp đầy đủ Rules Engine cho phép người dùng có thể tạo những Ngữ cảnh, Kịch bản và Tự động hóa nhà thông minh từ đơn giản đến phức tạp nhất.
Hiển nhiên bạn có thể tự làm được việc này dựa trên tài liệu hướng dẫn, nhưng nếu bạn muốn có một sự hỗ trợ chuyên nghiệp hơn để biến ngôi nhà bạn thành nhà thông minh thực sự, chúng tôi hoàn toàn có thể giúp bạn thực hiện việc này. Giải pháp của chúng tôi có thể biến bất kỳ ý tưởng nào của bạn thành hiện thực ngay trong nhà bạn. Không có giới hạn nào, giới hạn duy nhất là trí tưởng tượng của bạn!
Trong phần này chúng ta sẽ bàn đến Ngữ cảnh (Scene), Kịch bản (Script) và Tự động hóa (Automation)
1. Ngữ cảnh (Scene)
Là bao gồm những trạng thái nhất định của một số thiết bị nào đó mà bạn muốn. Ví dụ một ngữ cảnh cụ thể quy định trạng thái của đèn A là ON và đèn B là OFF. Bạn có thể tạo ra bất kỳ ngữ cảnh nào với bất kỳ trạng thái và số lượng thiết bị bao gồm trong ngữ cảnh mà bạn mong muốn. Ví dụ về các ngữ cảnh như bên dưới:
- Ngữ cảnh “Buổi tối”: Mở đèn phòng khách
- Ngữ cảnh “Xem phim”: Tắt đèn phòng khách + Mở TV phòng chiếu phim + Mở máy điều hòa phòng chiếu phim
- Ngữ cảnh “Đi ngủ”: Tắt đèn phòng khách + Tắt TV phòng chiếu phim + Tắt máy điều hòa phòng chiếu phim + Mở máy điều hòa phòng ngủ + Mở đèn ngủ
- Ngữ cảnh “Buổi sáng”: Tắt hết tất cả các thiết bị trong nhà
=> Bạn dễ nhận thấy, độ phức tạp của ngữ cảnh phụ thuộc vào số lượng thiết bị bao gồm trong ngữ cảnh
2. Kịch bản (Script)
Quy định việc thực thi một chuỗi hành động bao gồm cả việc thực thi một hay nhiều ngữ cảnh. Ví dụ trong một kịch bản cụ thể quy định trạng thái của đèn A là ON và đèn B là OFF, sau đó 1 phút thay đổi trạng thái đèn A là OFF và đèn B là ON. Trong ví dụ ở phần ngữ cảnh, nếu bạn muốn kích hoạt ngữ cảnh “Đi ngủ” sau khi đã xem phim 90 phút, bạn có thể tạo ra một kịch bản như sau:
- Kịch bản “Xem phim”: Kích hoạt ngữ cảnh “Xem phim” => DELAY 90 phút => Kích hoạt ngữ cảnh “Đi ngủ”
Kịch bản trên sẽ thực hiện một chuỗi hành động liên tục và không dừng lại cho đến khi nó thực thi xong toàn bộ các hành động đã được quy định. Nếu kịch bản trên không bao gồm chuỗi hành động phía sau nó (DELAY 90 phút => Kích hoạt ngữ cảnh “Đi ngủ”) thì kịch bản đó sẽ tương đương với một ngữ cảnh, chúng tôi gọi đó là kịch bản Cấp 1
=> Kịch bản Cấp 1 = 1 Ngữ cảnh
Dễ thấy rằng độ phức tạp của kịch bản phụ thuộc vào số lượng chuỗi hành động. Chúng tôi xác định cấp kịch bản bằng số lượng chuỗi hành động, với ví dụ trên đây là 3 chuỗi hành động => Kịch bản Cấp 3
=> Số cấp kịch bản = Số lượng chuỗi hành động
3. Tự động hóa (Automation)
Là việc thực thi một hành động xác định dựa trên các quy luật và điều kiện logic định trước. Trong ngữ cảnh và kịch bản, chúng ta nhận thấy các hành động này không thể tự kích hoạt mà bạn phải tự kích hoạt nó. Tự động hóa sẽ kích hoạt các ngữ cảnh và kịch bản dựa trên những quy luật và điều kiện định trước. Trong ví dụ ở phần kịch bản, nếu bạn muốn kích hoạt kịch bản “Xem phim” vào lúc 8h tối, bạn có thể tạo ra một tự động hóa bằng thuật toán như sau:
- Tự động hóa kịch bản “Xem phim”: IF time = 20h00 => THEN kích hoạt Kịch bản “Xem phim”
Bây giờ hãy xét hoàn cảnh cụ thể, nếu tối hôm đó bạn không có ở nhà thì không cần kích hoạt kịch bản “Xem phim”, điều này có thể giải quyết bằng một tự động hóa có điều kiện bằng thuật toán như sau:
- Tự động hóa kịch bản “Xem phim”: IF time = 20h00 AND bạn đang có ở nhà => THEN kích hoạt Kịch bản “Xem phim”
Nếu giải sử bạn chỉ muốn coi phim với Mary thì sao? Tự động hóa có điều kiện bằng thuật toán sẽ như sau:
- Tự động hóa kịch bản “Xem phim”: IF time = 20h00 AND bạn đang có ở nhà AND Mary đang có ở nhà => THEN kích hoạt Kịch bản “Xem phim”
Không sao cả, hoặc là bạn hoặc Mary có ở nhà là được, xem phim một mình cũng chẳng sao!
- Tự động hóa kịch bản “Xem phim”: IF time = 20h00 AND bạn đang có ở nhà OR Mary đang có ở nhà => THEN kích hoạt Kịch bản “Xem phim”
Trong các ví dụ trên đây, dễ nhận thấy sự phức tạp của tự động hóa phụ thuộc vào số lượng thuật toán. Đơn giản nhất là IF=>THEN, chúng tôi gọi là Tự động hóa Cấp 2. Nếu là IF + AND => THEN chúng tôi gọi nó là Tự động hóa cấp 3. Nếu là IF + AND / OR => THEN, chúng tôi gọi nó là Tự động hóa Cấp 4. Nhưng nếu là IF + AND => THEN + THEN (Thực thi cùng lúc 2 hành động định trước) thì chúng tôi cũng gọi nó là Tự động hóa Cấp 4.
=> Cấp Tự động hóa = Số lượng thuật toán
Kết luận
Bây giờ thì bạn đã hiểu nhiều hơn về ngữ cảnh, kịch bản và tự động hóa (Scene, Script, Automation) trong nhà thông minh. Trên thực tế, việc đưa ra thuật toán để giải quyết vấn đề cụ thể là tương đối phức tạp đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực Home Automation. Không sao cả, nếu bạn cần chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn để biến ngôi nhà bạn thành một ngôi nhà thông minh thực sự, và dĩ nhiên là nó sẽ được tối ưu hóa cho riêng bạn, phù hợp với thói quen của bạn.
* Chúng tôi dựa trên sự phức tạp của các ngữ cảnh, kịch bản và tự động hóa để tính phí dịch vụ.
What others are saying
There are no contributions yet.